Copepoda được xem là một mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn, chủ yếu ăn thực vật phù du và là nguồn thức ăn quan trọng của nhiều loài động vật thủy sinh. Copepoda được chú trọng sử dụng làm thức ăn trong sản xuất giống các loài thủy hải sản do có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều acid amin và các acid béo thiết yếu, hàm lượng protein tương đối cao, đồng thời hàm lượng enzyme tiêu hóa và vitamin cũng cao nên rất thích hợp cho nhu cầu dinh dưỡng của ấu trùng các loài động vật thủy sản (Lavens & Sorgeloos, 1996). Mặt khác, do copepoda di chuyển theo hình zigzag nên ấu trùng các loài động vật thủy sản dễ dàng phát hiện ra chúng; bên cạnh đó vòng đời copepoda trải qua nhiều giai đoạn khác nhau từ nauplius, copepodite đến copepoda trưởng thành nên có nhiều kích cỡ khác nhau có thể cung cấp làm thức ăn cho ấu trùng tôm cá ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Loài Schmackeria dubia là một trong những loài copepoda có tiềm năng rất lớn trong việc sử dụng sinh khối đáp ứng nhu cầu sản xuất giống các loài cá biển và giáp xác trong thời gian sắp tới.
Xác định khả năng sinh sản (thời gian phát triển phôi, thời gian thành thục, nhịp sinh sản, sức sinh sản) của Schmackeria dubia. Sử dụng tảo Isochrysis galbana làm thức ăn. Định kỳ cho ăn 1 lần/ngày nhằm duy trì mật độ tảo cho ăn ổn định ở mức 500.000 tế bào/ml. Ấu trùng sau khi nở được nuôi trong cốc 3 ml với 1 cá thể/cốc
Để theo dõi thời gian thành thục và vòng đời. Cá thể cái mang trứng sau khi đẻ được giữ lại tiếp tục theo dõi ở các lần sinh sản sau để xác định về nhịp sinh sản và thời gian phát triển của phôi. Tất cả các chỉ tiêu sinh sản của loài S. Dubia được theo dõi trực tiếp bằng kính nhìn nổi.
Thời gian thành thục (giờ) – Dp (Development of puberty): là thời gian từ lúc nở cho đến khi thành thục lần đầu (bắt đầu đẻ trứng). Quá trình này được thực hiện bằng cách bố trí cá thể mẹ mang trứng trong cốc 3 ml và theo dõi đến khi ấu trùng được nở ra. Sau đó, ấu trùng được chuyển sang một cốc mới và được theo dõi liên tục cho đến khi bắt đầu đẻ trứng (mang trứng).
Thời gian phát triển phôi (giờ) – De (Development of embryo): được tính từ lúc trứng mới đẻ cho đến khi nở. Sau khi cá thể copepoda đẻ trứng (mang trứng), trứng được theo dõi liên tục và ghi nhận thời gian bắt đầu trứng nở (xuất hiện ấu trùng nauplius).
Nhịp sinh sản (Spawning interval): là thời gian giữa 2 lần đẻ trứng. Cá thể copepoda sau khi đẻ lần đầu được giữ lại và tiếp tục theo dõi cho đến lần đẻ kế tiếp và ghi nhận thời gian giữa 2 lần đẻ. Mỗi cá thể được theo dõi liên tục 3 chu kỳ đẻ trứng để tính nhịp sinh sản.
Sức sinh sản (Fecundity): là số lượng trứng sinh ra từ 1 con cái trong suốt vòng đời. Sau mỗi lần đẻ, tất cả số lượng trứng được ghi nhận cho tới khi cá thể copepoda chết. Ở mỗi lần mang trứng, copepod được hút bằng ống hút nhựa đầu to và đưa lên lam để đếm số lượng trứng trong 2 túi trứng dưới kính hiển vi ở vật kính 10, sau đó thả lại vào cốc để theo dõi cho những lần tiếp theo.
Chu kỳ sống (Tuổi thọ trung bình – Life span): Thời gian sống của copepoda (giờ). Thời gian này được theo dõi từ giai đoạn ấu trùng nauplius mới nở cho đến khi chết.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.