Cá Mú Trân châu là một giống trong họ nhà cá Mú, đây là loại cá sống trong môi trường nước mặn được nhiều nước ở khu vực Châu Á nuôi đạt năng suất kinh tế rất cao như Đài Loan, Trung Quốc, Indonesia, Thái, Philipine và vài năm gần đây là Việt nam. Kỹ thuật nuôi cá mú chân châu đạt hiệu quả kinh tế cao

Kỹ thuật nuôi cá mú
Cá mú Trân Châu là con lai giữa cá mú Nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) và cá mú Cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus), đây là loại cá biển mới có giá trị kinh tế cao

Cá mú Trân Châu là con lai giữa cá mú Nghệ đực (Epinephelus lanceolatus) và cá mú Cọp cái (Epinephelus fuscoguttatus), đây là loại cá biển mới có giá trị kinh tế cao được các nước như Trung Quốc, Indonesia sản xuất giống thành công. Tại Việt Nam hiện một số Viện nghiên cứu, trường Đại học thủy sản bước đầu nghiên cứu, sản xuất thành công và đã chuyển giao công nghệ cho một số trại sản xuất giống cá biển … Đây là đối tượng được người nuôi thuỷ sản mặn lợ kỳ vọng có thể thay thế những vùng nuôi tôm kém hiệu quả trên địa bàn cả nước nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng.

Quy trình và Kỹ Thuật nuôi cá Cá Mú Trân châu trong ao đất như sau:

1. Chọn địa điểm nuôi

  • Nơi có địa hình thuận tiện, biên độ giao động của thuỷ triều từ 2-3m
  • Chất đất: sét, sét pha cát (giữ được nước ao)
  • Có nguồn nước và chất lượng nước cung cấp cho ao tốt quanh năm.
  • Yêu cầu chỉ số kỹ thuật một số yếu tố môi trường phù hợp nhất trong ao nuôi:
STT Các yếu tố Chỉ số
1 Nhiệt độ(0C) 26 – 32
2 Độ mặn(0/00) 10 – 20
3 Ôxy hoà tan (mg/l) 5 – 7
4 NH3(mg/l) < 0.1
5 pH nước 7.5 – 8.5

2. Thiết kế và xây dựng ao nuôi

  • Ao nuôi có dạng hình chữ nhật, diện tích phù hợp 2000-5000m2
  • Độ sâu của ao từ 1.5-2.0m. Ao có hệ thống cấp và thoát nước riêng biệt.
  • Đáy ao bằng phẳng hơi nghiêng về phía cống.

3. Cải tạo ao

  • Tháo cạn nước ao, cày xới lớp đất mặt đáy ao
  • Bón vôi bột với lượng 1000kg/ha (ao chua phèn có thể dùng đến 3000kg/ha)
  • Phơi đáy ao từ 1-2 tuần.
  • Cấp nước vào ao phải được lọc qua lưới lọc có cỡ mắt lưới 40 mắt/cm2 để ngăn sinh vật tạp vào ao.

4. Chọn và thả giống

cá mú trân châu giống
Kỹ thuật chọn thả cá mú giống
  • Mùa vụ thả vào tháng 3-4 hàng năm, theo khuyến cáo của Sở NN&PTNT
  • Chọn giống: Kích cỡ đồng đều 10 -12cm, khoẻ mạnh, không dị hình dị tật, không có dấu hiệu bệnh lý, bơi lội nhanh nhẹn.
  • Mật độ thả: 1-2 con/m2

* Lưu ý:

  •  Trước khi thả giống cần tắm cho cá bằng nước ngọt hoặc fomaline với nồng độ 20ppm từ 10-15 phút. Trong quá trình tắm phải cung cấp sục khí cho cá để không bị thiếu Ôxy
  •  Thả cá vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát

Bên cạnh kỹ thuật thả nuôi và chăm sóc thì con giống chất lượng cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến thành công của việc nuôi cá thương phẩm. 

Bà con đang tìm cho mình địa chỉ cung cấp giống cá mú chất lượng thì trại giống Ngọc Thủy là địa chỉ không thể bỏ qua. Với 7 cơ sở sản xuất giống tại Khu vực Nha Trang, Khánh Hòa chúng tôi luôn đảm bảo cung cấp nguồn con giống chất lượng đến Qúy bà con.

Tham khảo thêm thông tin: Cá mú giống chất lượng

5. Chăm sóc và quản lý

* Quản lý thức ăn:

  • Thức ăn công nghiệp dạng viên nổi (dùng cho cá nuôi mặn, lợ) có độ đạm tối thiểu 40%
  • Thức ăn được bảo quản nơi khô ráo và không bị ẩm mốc.
  • Cách cho cá ăn: Cho thức ăn vào khung nhựa hoặc tre để giữ thức ăn cho cá. Cho ăn ngày 2 lần vào buổi sáng (8h) và buổi chiều mát (17-18h)Khẩu phần cho ăn: 2-10% trọng lượng thân. Thời gian từ lúc thả đến lúc 2 tháng tuổi cho ăn khoảng 8-10% trọng lượng đàn cá sau đó giảm dần đến lúc thu hoạch còn khoảng 20% trọng lượng đàn cá. Lúc cá lớn có thể điều chỉnh thức ăn theo nhu cầu dựa vào lượng thức ăn còn lại trên sàng ăn. Những ngày trời lạnh (nhiệt độ nước dưới 170C) hoặc trời nóng (nhiệt độ nước trên 360C) không cho cá ăn. Khi cho cá ăn cần quan sát kỹ khả năng ăn của cá để cho ăn phù hợp.
  • Khi cá ăn mạnh, định kỳ trộn vitamin C và men tiêu hóa vào thức ăn cho ăn liên tục 5 ngày, sau đó cách 5 ngày cho ăn tiếp.

* Quản lý môi trường ao nuôi:

Thường xuyên đảm bảo các chỉ tiêu môi trường nước quan trọng cần ổn định như sau:
+ pH: 7,5 – 8,5, dao động pH trong ngày đêm không quá 0.5.
+ Độ kiềm: 80 – 160 mg/l.
+ NH3 <0,1 mg/l.
+ H2S <0,03 mg/l. + DO >5mg/l.
+ Độ mặn: 10 – 20 ‰.
+ Độ trong: 30 cm.

  • Trong ao bố trí chà và các ống nhựa có đường kính 10 – 20 cm cho cá trú ẩn, hạn chế cá tấn công nhau gây xây xát nhiễm bệnh cơ hội.
  • Thay nước: Theo dõi chất lượng nước thuỷ triều và chất lượng nước trong ao để tiến hành thay nước. Hàng tháng thay 20-30% lượng nước ao nuôi.
  • Cung cấp quạt nước: Từ tháng thứ 2 cần cung cấp thêm quạt nước để tăng Ôxy cho cá. Với công suất quạt nước 1,7kW cần lắp một bộ dàn (gồm 4 cánh)/1000 m2. Bắt đầu quạt từ 24h-5h hàng ngày.
  • Bón vi sinh: Hàng tháng bón vi sinh cho ao 1 lần để hạn chế sự ô nhiễm môi trường ao nuôi (liều lượng sử dụng theo hướng dẫn của từng nhà sản xuất).
  • Kiểm tra sinh trưởng và bệnh: Hàng tháng cần kiểm tra tốc độ sinh trưởng và bệnh cho cá để có biện pháp xử lý kịp thời và điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Cần lập sổ theo dõi về tốc độ sinh trưởng, chế độ cho ăn, quá trình xử lý về môi trường và bệnh của cá.

6. Phòng trị các bệnh thường gặp:

* Phòng bệnh:
Áp dụng phương pháp phòng bệnh tổng hợp
Làm sạch môi trường nước và ao nuôi:

  • Nguồn nước lấy vào ao nuôi phải sạch.
  • Trước khi thả phải cải tạo ao đúng quy trình kỹ thuật.

Tăng sức đề kháng cho cá:

  • Chọn giống phải khoẻ mạnh, kích cỡ đồng đều, không dị hình.
  • Thường xuyên bổ sung Vitamin và khoáng chất vào thức ăn.
  • Không làm cá bị sốc.

Ngăn ngừa bệnh:

  • Chọn con giống đã qua kiểm dịch.
  • Tuân thủ lịch mùa vụ.
  • Không thả cỡ cá quá nhỏ, không nên nuôi với mật độ quá dày.
  • Định kỳ dùng vôi rải quanh bờ và xuống ao nuôi.

* Một số bệnh thường gặp

Bệnh đốm đỏ, xung huyết do vi khuẩn gây nên:

  • Dấu hiệu bệnh: thân cá, gốc vây ngực, vây lưng, đuôi có nhiều đốm đỏ, lở loét, hậu môn sưng đỏ, con bị nặng rụng vẩy, có nhiều chỗ lở loét và chết.
  • Chữa trị: Tắm cho cá trong dung dịch thuốc dung dịch thuốc tím(KMnO4)5 – 8 ppm trong 5 -10 phút. Nếu cá bị nặng trộn thuốc kháng sinh nằm trong danh mục các loại thuốc được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản cho ăn trong 5 – 7 ngày.

Bệnh vi khuẩn đường ruột:

  • Do vi khuẩn Aeromonas gây nên. Cá bỏ ăn, bơi lờ đờ, ruột sưng to, cá bị nặng chảy máu ruột rồi chết.
  • Cách phòng trị: trộn thuốc kháng sinh nằm trong danh mục các loại thuốc được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản cho ăn trong 5 – 7 ngày

7. Thu hoạch và bảo quản sản phẩm:

Sau khoảng thời gian nuôi từ 10 – 12 tháng cá đạt trọng lượng từ 1 – 1,2kg/con có thể tiến hành thu hoạch.
Trong quá trình thu hoạch nên có bể giữ cá với hệ thống sục khí mạnh. Khi kéo cá lên đưa vào bể để cho cá khỏe và quen môi trường chật hẹp nhằm giảm tỷ lệ hao hụt khi vận chuyển. Cũng có thể sử dụng đá lạnh để thả vào bể giữ cá để hạn chế hoạt động của cá nhằm tránh xay sát nâng cao giá trị cá thương phẩm.