fbpx

Kỹ thuật nuôi thương phẩm cá bớp hay cá giò (Rachycentron canadum) tại Khánh Hòa hoàn toàn do người dân tự tìm hiểu và phát triển trên nền tảng kinh nghiệm nuôi các loài cá biển khác như: cá mú, cá chẽm. Việc phát triển tự phát, sử dụng cá tươi kém chất lượng, hệ số sử dụng rất cao (FCR = 8 – 10), sử dụng thuốc, hóa chất bừa bãi, mật độ lồng nuôi dày nên khả năng lưu thông nước kém là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường, dịch bệnh bùng phát, ngoài ra còn không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng cá thương phẩm khi thu hoạch không ổn định.

Nuôi thương phẩm cá bớp tại Khánh Hòa cũng đang phát triển ở quy mô tự phát, thiếu sự đồng bộ từ kỹ thuật đến cơ sở hạ tầng. Hiện tại, người dân chủ yếu nuôi bằng các loài cá tạp ươn hỏng tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh do không thể kiểm soát được chất lượng đầu vào, không đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho cá nuôi theo từng giai đoạn, dẫn tới tỷ lệ sống và chất lượng cá thương phẩm không cao mà môi trường nuôi thì ngày càng ô nhiễm, dịch bệnh liên tục bùng phát với diễn biến vô cùng phức tạp. Chính vì vậy việc nuôi thương phẩm cá bớp sử dụng thức ăn hai giai đoạn: Giai đoạn nhỏ sử dụng thức ăn công nghiệp, giai đoạn lớn sử dụng cá tạp sẽ phần nào hạn chế được ảnh hưởng đến môi trường. Xuất phát từ thực tiễn sản xuất, Công ty chúng tôi xin giới thiệu: “Kỹ thuật nuôi thương phẩm cá bớp (Rachycentron canadum) trong lồng trên biển” để bà con có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình nuôi.

Thiết kế lồng bè nuôi thương phẩm cá bớp
Thiết kế lồng bè nuôi thương phẩm cá bớp

>> Xem bài viết kỹ thuật nuôi cá bớp

1. Chọn vị trí nuôi lồng

Vị trí lồng nuôi có độ sâu phải bảo đảm đáy lồng cách đáy biển ít nhất 2 – 3m. Ít sóng to, gió lớn và tốc độ dòng chảy vừa phải. Cần tránh xa những nơi ô nhiễm dầu, ô nhiễm chất thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt; nơi có thể xảy ra thủy triều đỏ

Các thông số môi trường nơi đặt lồng như: DO (hàm lượng oxy hòa tan) từ 4 – 6 mg/L, nhiệt độ 25 – 30 0C, độ mặn từ 20 – 33‰;        

2. Thiết kế và xây dựng lồng

Thiết kế một dàn bè nuôi cá bớp trên biển quy mô nhỏ với sản lượng từ 5 đến 10 tấn/vụ thường có 12 đến 24 ô lồng. Mỗi ô lồng nuôi cá thông thường có thể tích 64 m3 (4 x 4 x 4 m), thuận lợi cho việc thả giống được đồng loạt cho từng lồng, đồng thời với một sô ô lồng để trống sẽ dành để thay lưới lồng khi xử lý cá bệnh hay tắm cá và chuyển lồng khi lồng nuôi cũ bị sinh vật bám quá nhiều gây cản trở lưu thông nước.

Khung bè thường làm bằng gỗ có kích thước 6 x 12 cm, phao nổi làm bằng phuy nhựa (loại 200L) để nâng khung gổ của lồng, số lượng phuy từ 6 – 8 phuy/ô lồng, đối với nhà canh gác và kho chứa đồ thì số lượng phuy nhựa cần nhiều hơn tùy thuộc vào tổng khối lượng nguyên, vật liệu chứa trên đó. Bè đưọc cố định bằng neo ở 4 góc để tránh bị nước cuốn trôi. Số lượng neo và độ dài của đây neo còn tùy thuộc vào quy mô của bè.

Trong bối cảnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa nói riêng và cả nước nói chung, quá trình nuôi thương phẩm chủ yếu trên hệ thống bè gỗ có độ bền và tính chịu lực kém tập trung tại các đầm, vịnh gần bờ. Vì vậy, ứng dụng công nghệ tiến tiến nuôi thương phẩm cá bớp theo hướng ưu tiên sử dụng thức ăn công nghiệp, trên hệ thống lồng nhựa HDPE, có khả năng chịu được sóng gió, nuôi với mật độ cao ở quy mô công nghiệp nhằm hạn chế lượng chất thải, từng bước chuyển dịch vùng nuôi ra xa bờ không chỉ giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả nghề nuôi mà còn góp phần phục hồi nguồn lợi, cải tạo cảnh quan vùng biển ven bờ để hỗ trợ phát triển du lịch, tạo tiền đề xây dựng một loại hình du lịch mới – du lịch trải nghiệm làng nghề nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống lồng nhựa HDPE
Hệ thống lồng nhựa HDPE

 

Lưới lồng nuôi cá tốt nhất là làm bằng sợi PE không gút. Kích thước mắt lưới có thể thay đổi tùy vào kích cỡ cá nuôi dao động từ 1 – 6 cm.

Phía trên các lồng nuôi cần được che lưới xanh và phủ lưới lan đen nhằm không cho cá nhảy ra ngoài và hạn chế cường độ ánh sáng quá mạnh vào buổi trưa có thể gây sốc cho cá. Các lồng này có diềm lưới có kích thước mắt lưới nhỏ từ 0,3 – 0,5 cm xung quanh lồng, phía trên lưới diềm này cách mặt nước 20 cm, phía dưới cách 30 cm để hạn chế thức ăn thất thoát ra ngoài khi cho ăn

Bố trí lưới che lưới xanh và phủ lưới lan đen
Bố trí lưới che lưới xanh và phủ lưới lan đen

3. Nguồn cá giống và mật độ thả

Nguồn gốc: chọn giống tại cơ sở sản xuất uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Cá bớp giống cỡ 12 – 13 cm (10 – 12 g), đồng đều, khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh, dị hình.

Bảng 1. Mật độ thả nuôi theo thời gian và khối lượng của cá bớp.

Thời gian nuôi Khối lượng (g/con) Mật độ (con/m3)
1 tháng nuôi 80 – 100 15 – 20
Sau 2 tháng nuôi 200 – 300 8 – 10
Sau 3 tháng 500 – 700 5 – 7
Thời điểm thu hoạch cỡ 4 – 5 kg/con 2 – 3

4. Thức ăn và cách cho ăn

Thức ăn nuôi cá bớp là thức ăn công nghiệp dạng viên nổi có hàm lượng protein từ 43 – 45%, lipid 10 %, sử dụng để nuôi giai đoạn đầu từ cỡ 12 – 13 cm (10 – 12g) lên cỡ 500 – 700 g/con.

Bảng 2: Thức ăn và chế độ cho cá bớp ăn khi nuôi từ cỡ 12 – 13 cm lên cỡ 500 – 700 g

Chỉ tiêu Kích thước của thức ăn và thông số kỹ thuật
Cỡ cá (g) 10 – 12 20-50 50-80 80-150 150-300 300-500 500-700
Cỡ thức ăn (mm) 1,5-2,0 2-2,2 3-3,5 4,3-4,7 5,0-5,5 6,3-6,7 8,3-8,7
Protein (%) 45 45 45 43 43 43 43
Tỷ lệ cho ăn (%BW) 7-8 7-8 5-6 5-6 4-5 3-4 3-4
Số lần cho ăn/ngày 3-4 3-4 2-3 2-3 2-3 2-3 2-3

Thức ăn là cá tươi (cá nục, cá trích,…) sử dụng cho giai đoạn nuôi từ cỡ 500 – 700 g cho đến khi thu hoạch 4 -5 kg/con, định kỳ 2 – 3 ngày trộn bổ sung vitamin và khoáng tổng hợp dùng cho thủy sản với liều lượng 0,5 – 1 g/kg thức ăn tươi nhằm tăng khả năng đề kháng của cá cũng như cải thiện sinh trưởng, tỷ lệ sống. Cá được cho ăn 1 – 2 lần/ngày với khẩu phần ăn từ 3 – 5% BW tùy theo sự phát triển của cá..

Cho ăn tập trung ở giữa lồng hoặc cùng 1 lúc ở nhiều điểm khác nhau để đảm bảo tất cả cá trong lồng đều ăn được mồi nhằm hạn chế sự phân đàn, rải thức ăn từ từ, khi cá có dấu hiệu giảm ăn thì dừng.

Quan sát hoạt động ăn mồi của cá nhằm mục đích: ngừng cho ăn khi cá có dấu hiệu giảm ăn, phát hiện bệnh hoặc tình tràng sức khỏe của cá để có biện pháp xử lý kịp thời và có thể điều chỉnh lượng thức ăn cho lần sau (lượng thức ăn cá sử dụng còn phụ thuộc vào yếu tố môi trường: nhiệt độ nước, NH3,…).

>> Xem bài viết Tư vấn chuyển giao công nghệ nuôi cá bớp

5. Quản lý lồng nuôi

Trong quá trình nuôi thường xuyên kiểm tra lưới lồng, bè và neo để phát hiện hư hỏng, kịp thời sửa chữa, đặc biệt là trước và sau các đợt gió mùa, bão.

Kiểm tra tăng trưởng (khối lượng, chiều dài) của cá định kỳ hàng tháng để nhằm biết tốc độ sinh trưởng, sản lượng cá của lồng nuôi để có kế hoạch thu hoạch, đồng thời làm cơ sở để tính toán điều chỉnh tỷ lệ cho ăn và lên kế hoạch mua thức ăn.

Định kỳ 1 – 2 tháng phân cỡ cá để giảm sự cạnh tranh thức ăn giữa cá lớn và cá bé nhằm nâng cao sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá. Trong quá trình phân cỡ cá kết hợp với thay lưới lồng nhằm tăng khả năng lưu thông nước, giảm mầm bệnh từ đó giảm bệnh tật cho cá.

Ghi chép sổ nhật ký để các số liệu liên quan đến hoạt động nuôi nhằm đúc rút kinh nghiệm trong quá trình nuôi, hoạch toán được kết quả. Các thông tin cần ghi chép bao gồm: chi phí vận hành (tiền mua giống, thức ăn, nguyên vật liệu khác, thuốc phòng trị bệnh, chi phí sửa chữa lồng bè…), kết quả nuôi (lượng thức ăn sử dụng, tăng trưởng của cá, tình trạng cá, số cá chết,…), các thông số môi trường (độ mặn, pH, oxy, amonia,…) tại khu vực đặt lồng nuôi, tình trạng lồng bè còn tốt hay hỏng hóc (để có kế hoạch thay lưới, tu sửa bè nuôi).

Lưới lồng thường bị hầu, vẹm, rong,… bám vào gây cản trở dòng chảy, có thể gây thiếu oxy cho cá và gây nặng lồng do vậy phải định kỳ vệ sinh loại bỏ sinh vật bám thông qua việc thay lưới. Tùy theo mức độ bám của sinh vật bám vào lồng và cỡ của cá để có kế hoạch thay lưới lồng, khi thay tránh gây xây xát cho cá.

Trong quá trình nuôi cá thường hay bị bệnh ký sinh trùng bám ngoài da, đặc biệt là rận cá, điều này dễ làm cá bị tổn thương mắt, bề mặt cơ thể tạo điều kiện cho các tác nhân cơ hội như vi khuẩn, nấm gây bệnh lở loét cho cá.

Biện pháp trị bệnh: cách ly những con cá bị nhiễm bệnh tách ra nuôi riêng để trị bệnh bằng thuốc kháng sinh. Bên cạnh đó, để phòng bệnh cần định kỳ kết hợp với khi thay lưới lồng tắm nước ngọt cho cá để loại bổ ký sinh trùng bám trên da cá.

6. Thu hoạch

Sau thời gian nuôi khoảng 10 tháng cá đạt cỡ thương phẩm 4 – 5 kg thì tiến hành thu hoạch, trước khi thu 2 ngày ngừng cho cá ăn.

Khi thu kéo lưới lồng lên và dồn cá về một phía dùng vợt để thu cá.

>> Xem giống cá bớp