fbpx

Việt Nam là đất nước có tiềm năng diện tích nuôi trồng thủy sản biển, có điều kiện tự nhiên phù hợp cho cá chim vây vàng sống và phát triển. Ngoài diện tích nuôi mới, có thể tận dụng các ao đầm nuôi tôm bị bỏ hoang hoặc chuyển đổi vùng nuôi tôm kém hiệu quả sang nuôi cá chim vây vàng.

Cá chim vây vàng (vây ngắn – Trachinotus blochii) là loài ưa hoạt động, sống chủ yếu ở tầng giữa và tầng mặt, có thể công nghiệp trong lồng bè hoặc trong ao đất ở các thủy vực nước lợ và nước mặn. Cá có tốc độ tăng trưởng nhanh (sau 10-12 tháng sẽ đạt cỡ thương phẩm 800 – 1.000 g), có chất lượng thịt ngon, giá trị kinh tế cao được nhiều ngư dân chọn nuôi. Cá chim vây vàng trở thành đối tượng nuôi phổ biến tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Vũng Tàu trong lồng biển hoặc ao nước mặn, lợ ven bờ. Thị trường tiêu thụ cá thịt rộng, cả trong nước và xuất khẩu sang các nước châu Á và Mỹ. Theo FAO (2015), sản lượng cá chim vây vàng nuôi tại Việt Nam ước đạt 700 tấn/năm.

Hiện nay, cá chim nuôi thương phẩm phát triển mạnh ở các mô hình nuôi lồng trên biển và trong ao bằng thức ăn công nghiệp. Với tốc độ phát triển này, cá chim dần trở thành đối tượng cá biển nuôi chủ lực góp phần quan trọng trong chiến lược nuôi biển của Việt Nam. Chính vì vậy, Công ty TNHH Dịch vụ, Sản xuất và Thương mại Ngọc Thủy xin giới thiệu Kỹ thuật nuôi thương phẩm cá chim vây vàng trong ao bằng thức ăn công nghiệp

Thu hoạch cá chim nuôi trong ao
Thu hoạch cá chim nuôi trong ao

>> Mua giống cá chim vây ngắn

1. Chọn địa điểm

– Nguồn nước cung cấp: Có nguồn nước tốt cung cấp quanh năm. Các thông số cho phép như sau: độ mặn từ 3 – 35‰ (thích hợp từ 10 – 28‰); nhiệt độ thích hợp từ 25 – 30oC, độ pH thích hợp cho cá phát triển là từ 7,5 – 8,5; Oxy ≥ 5 ppm; NH3-N < 0,025 mg/L

– Địa điểm xây dựng ao nên chọn nơi vùng trung triều, có thể tháo cạn hoàn toàn khi thuỷ triều xuống hay cấp nước dễ dàng khi thuỷ triều lên.

– Địa hình và chất đất: nên chọn nơi có địa hình thuận tiện và chất đất giữ được nước cho ao. Cần tránh những vùng bị nhiễm phèn.

– Giao thông: có vị trí giao thông thuận tiện.

– Một số yếu tố khác như: khả năng về giống, lao động, trợ giúp kỹ thuật, khả năng về thị trường và điều kiện xã hội thích hợp cũng cần được xem xét khi chọn lựa vị trí

2. Thiết kế và xây dựng ao

– Ao nuôi cá chim vây vàng thường có dạng hình chữ nhật, diện tích 500 – 5000m2, sâu từ 1,5 – 1,8m, có cống cấp và cống thoát riêng.

– Đáy ao bằng phẳng và hơi nghiêng về phía cống thoát.

3. Chuẩn bị ao

– Làm cạn hoặc tháo cạn nước ao.

– San bằng đáy ao và tạo độ nghiêng về phía cống hoặc mương thu hoạch cá.

– Bón vôi CaCO3 với lượng 1.000 – 3.000 kg/ha hoặc 1000 – 1.500 kg CaO/ha.

– Phơi đáy ao tối thiểu từ 2 – 3 tuần tùy theo điều kiện và đáy ao, phơi đến khi mặt ao nứt chân chim để diệt cá tạp và khoáng hoá đáy ao.

 – Lấy nước vào ao, nước phải được lọc qua lưới lọc có kích cỡ mắt lưới 40 mắt/cm2 để ngăn sinh vật tạp vào ao nuôi.

4. Chọn giống và thả giống

– Chọn giống tại các cơ sở sản xuất giống uy tín.

– Cỡ giống phải đồng đều, không bị dị hình, không có dấu hiệu bệnh lý

– Cỡ cá giống 4 ¸ 5 cm.

– Hoạt động nhanh nhẹn, không sây sát, không có dấu hiệu bệnh lý

– Thả giống khi trời mát. Trước khi thả cá giống phải được thuần hoá giống với điều kiện môi trường ao nuôi

– Mùa vụ thả giống: tháng 4 đến tháng 6 dương lịch hàng năm.

– Mật độ: 3 con/m2.

>> Xem thêm Đặc điểm Dinh dưỡng và sinh sản Cá chim vây vàng

5. Chăm sóc và quản lý ao nuôi

* Cho ăn

– Loại thức ăn: Thức ăn tổng hợp, có hàm lượng protein 40 – 43%, lipid 7 – 10%, đường kính khác nhau tuỳ theo kích cỡ cá nuôi: từ cỡ 1,4 mm đến 5mm.

– Lượng thức ăn và số lần cho ăn:

Bảng 2. Cỡ thức ăn và lượng thức ăn cho cá chim vây vàng

STT Cỡ thức ăn Cỡ cá (g) Lượng thức  ăn* (% KL thân)
1 Φ = 1,4 – 1,6mm >20 6 – 8
2 Φ = 2 – 2,2mm 20 – 80 3-4
3 Φ = 3,0 – 3,2mm 90 – 200 2,5-3
4 Φ = 4,3 – 4,7mm > 200 1,5-2

* Quản lý môi trường ao nuôi:

– Thay nước 1 – 2 lần/10 ngày, lượng nước thay 30 – 50% lượng nước ao nuôi.

– Quản lý nhiệt độ, độ mặn nước ao nuôi bằng cách giữ mực nước ổn định (≥ 1,5m).

– Quản lý pH: mái bờ được lót bạt tránh hiện tượng rửa phèn, sử dụng vôi khi pH giảm thấp dưới 7,5 với lượng 10 – 15 kg/100m2 ao nuôi.

– Sử dụng máy quạt nước cho các ao nuôi: 2- 3 dàn 4- 6 cánh/ha ao nuôi, bật quạt nước vào thời gian buổi tối và tăng dần thời gian quạt trong quá trình nuôi. Chú ý những ngày trời nắng nóng, oi bức, trời mưa.

– Định kỳ 2 tuần 1 lần sử dụng chế phẩm sinh học EM, liều lượng dùng lượng 0,3 g/m3, và các loại vi sinh có sẵn trên thị trường với liều lượng theo nhà sản xuất.

* Phòng và trị bệnh:

– Áp dụng phòng bệnh tổng hợp cho động vật thủy sản. Tăng sức đề kháng cho cá nuôi, sử dụng Vitamin C định kỳ với lượng 2 g/kg thức ăn/7 ngày/tháng.

– Kiểm tra bệnh virus trước khi gây ra cho cá chim ở giai đoạn cá giống và cá nuôi thương phẩm.

– Thường xuyên theo dõi và quản lý các yếu tố môi trường, duy trì chỉ số của nước trong suốt thời gian nuôi: Nhiệt độ = 25 – 33oC; Độ mặn = 10- 28‰;  pH = 7,5 – 8,5; DO ≥ 5 mg/l, NH3-N < 0,025 mg/L.

>> Kỹ Thuật Nuôi Cá Chim Trắng Vây Vàng Trong Ao

6. Thu hoạch

– Sau 7 ¸ 8 tháng nuôi, cá có khối lượng 400 – 600g/con thì có thể tỉa trước giảm mật độ nuôi, sau đó thu hoạch toàn bộ.

– Miền Bắc nên thu hoạch trước tháng 12, không nuôi qua đông do khi nhiệt độ xuống thấp dưới 200C cá tăng trưởng chậm.

– Dùng lưới thu hoạch vào lúc trời mát, thao tác nhẹ nhàng tránh sây sát cá.

7. Một số chỉ tiêu cần đạt khi thực hiện kỹ thuật nuôi

– Thời gian nuôi: 7 – 8 tháng.

– Tỷ lệ sống ≥ 75%.

– Cỡ thu hoạch đạt: 400 – 600g/con

– Năng suất đạt 10 – 12 tấn/ha.

– Hệ số thức ăn: 2,1.

>> Xem thêm con giống các chim vây ngắn tại đây