fbpx
  1. Nuôi vỗ cá hồng mỹ bố mẹ ở độ mặn thấp
    Nghiên cứu kỹ thuật nuôi vỗ, sinh sản và ương nuôi cá hồng mỹ (Sciaenops ocellatus Linnaeus, 1766) tại Quảng Ninh
    Ương nuôi ấu trùng cá hồng mỹ ở các điều kiện độ mặn, mật độ khác nhau
    Nuôi vỗ, cho đẻ cá hồng mỹ ở độ mặn thấp
    – Môi trường – Kích thích sinh sản – Sức sinh sản – Tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở – Phát triển phôi
    Độ mặn: – 16‰ – 18‰ – 20‰
    Mật độ: – 30 con/l – 40 con/l – 50 con/l

 

  1. Kết luận và khuyến nghị– Nghiên cứu sử dụng đàn cá bố mẹ của hợp tác xã sản giống và nuôi trồng thủy sản Bắc Việt. Cá bố mẹ ở độ tuổi từ 4 – 6 tuổi, trọng lượng từ 6 – 8 kg/con, tỷ lệ đực : cái là 1 : 1. Tổng số lượng theo dõi là 14 cặp (14 con đực và 14 con cái).
    – Cá bố mẹ được nuôi vỗ ở độ mặn thấp, dao động từ 18 – 20‰.
    – Hệ thống nuôi: cá bố mẹ được nuôi vỗ trong bể xi măng có thể tích là 30 m3.
    – Chế độ thay nước: 100%/ngày.
    – Mật độ nuôi: khoảng 1 con/m3.
    – Thức ăn cho cá bố mẹ: cá bố mẹ được cho ăn bằng cá tạp tươi gồm cá mực, cá nhâm, cá nục, cá đối, cá phèn. Cá được cho ăn với khẩu phần 3 – 5% trọng lượng thân. Thức ăn được bổ sung thêm vitamin C với lượng 1 g/kg thức ăn 1 ngày/lần, vitamin E với lượng 1 g/kg thức ăn 3 ngày/lần. Vitamin C được hòa tan vào nước, vitamin E được hòa tan vào dầu thực vật sau đó trộn vào thức ăn cho cá ăn.
    – Các thông số môi trường được xác định hàng ngày gồm nhiệt độ, độ mặn, pH và oxy hòa tan.
    – Kích thích sinh sản: cá bố mẹ được kích thích sinh sản bằng hóc môn LRHa với lượng 20 – 30 mg/kg cá cái, cá đực bằng 1/2 liều cá cái.

– Các chỉ tiêu đánh giá kết quả nuôi vỗ và cho đẻ:
+ Tỷ lệ thành thục (%): được xác định bằng tỷ lệ phần trăm số cá bố mẹ thành thục trên tổng số cá kiểm tra. Các dấu hiệu nhận biết sự thành thục bên ngoài là sự xuất hiện màu phớt vàng trên thân, vàng đậm ở các vây ngực, vây hậu môn và vây đuôi, kích thước vòng bụng tăng lên. Ở cá cái, khi lấy trứng kiểm tra, trứng rời nhau, có màu vàng óng, tròn đều, đường kính từ 0,4 – 0,6 mm. Ở cá đực, khi vuốt nhẹ thấy xuất hiện tinh dịch màu trắng đục chảy ra.
+ Sức sinh sản thực tế (số trứng/kg cá cái): được xác định bằng tổng số trứng thu được trên tổng số khối lượng (kg) cá mẹ tiêm kích thích cho đẻ.
+ Tỷ lệ thụ tinh (%): được xác định bằng tỷ lệ phần trăm của số trứng thụ tinh trên số trứng kiểm tra. Số lượng trứng đưa đi kiểm tra tỷ lệ thu tinh tối thiểu là 150 trứng. Giai đoạn xác nhận trứng đã thụ tinh là giai đoạn phôi vị.
18
+ Tỷ lệ nở (%): được xác định bằng cách lấy 100 trứng đã thụ tinh đưa vào ấp trong xô 2 lít, sau khi cá nở đếm số lượng cá bột mới nở. Tỷ lệ nở được xác định bằng tỷ lệ phần trăm của số cá bột nở ra trên số trứng thụ tinh đưa vào ấp.
+ Số lượng cá bột, đường kính trứng, đường kính giọt dầu: được xác định thông qua phương pháp định lượng thể tích. Đường kính trứng và giọt dầu được kiểm tra trên kính hiển vi quang học có gắn thước đo chia vạch với độ phóng đại 40 lần.
– Phương pháp xác định các giai đoạn phát triển phôi:
+ Thu thập 100 mẫu trứng đã thụ tinh lưu giữ trong bình thủy tinh 1 lít đặt trong điều kiện nhiệt độ phòng, có điều hòa, duy trì ở 28oC để theo dõi các giai đoạn phát triển phôi trên kính hiển vi quang học. Các thông số môi trường nước khác duy trì tương tự bể ấp trứng cá bố mẹ. Thu mẫu trứng của 3 đợt cá đẻ để mô tả các giai đoạn phát triển phôi qua các đợt sinh sản.
+ Xác định thời điểm của các giai đoạn phân cắt trứng, quá trình hình thành các cơ quan, đếm số nhịp đập của tim phôi, thời gian ấp, thời gian nở, tỷ lệ nở. Thời gian ấp (phút) là thời gian để 50% số trứng trong bình ấp nở. Thời gian nở (phút) là thời gian xuất hiện ấu trùng đầu tiên cho đến lúc trứng nở hoàn toàn.
+ Chụp ảnh và mô tả các giai đoạn phát triển phôi theo phương pháp thông dụng, hiện hành về nghiên cứu phát triển phôi ở cá biển. Đo kích thước của phôi, ấu trùng mới nở theo phương pháp đã được trình bày ở trên. Số mẫu đo từ 10 – 30 mẫu trứng hay cá bột/lần.

2. Chuẩn bị các loại thức ăn
Nghiên cứu sử dụng nhiều loại thức ăn sống và thức ăn công nghiệp tùy theo giai đoạn phát triển của cá. Kỹ thuật nuôi và chuẩn bị thức ăn được áp dụng theo các phương pháp phổ biến trong các trại sản xuất giống cá biển hiện nay.
Vi tảo:
Nghiên cứu sử dụng loài Nanochloropsis oculata được lưu giữ tại trạm nghiên cứu thủy sản nước lợ bằng phương pháp nuôi trong môi trường lỏng hoặc môi trường thạch. Tất cả hệ thống lưu giữ được vô trùng trước khi đưa vào sử dụng. Môi trường nuôi tảo là F/2 Guillard. Tảo được nuôi trong các túi nylon có thể tích 50 – 60 lít. Sau 4 19 – 5 ngày, tảo được thu làm thức ăn cho luân trùng và bổ sung vào bể ương để ổn định chất lượng nước và duy trì chất lượng dinh dưỡng của động vật phù du.
Luân trùng và copepoda:
Luân trùng (Brachionus plicatilis) được thu từ các ao đầm nước lợ. Giống ban đầu sau khi phân lập được lưu giữ trong các bình thuỷ tinh có thể tích 2 – 3 L. Sau đó, luân trùng được chuyển sang nuôi sinh khối ở bể composite đáy nón có thể tích 500 lít. Mật độ ban đầu từ 50 – 80 con/ml. Nguồn thức ăn chủ yếu là vi tảo, bổ sung men bánh mì trong trường hợp thiếu tảo. Chất lượng nước bể nuôi được duy trì bằng hệ thống lọc bông để loại bỏ chất thải kết hợp thay nước 2 lần/ngày. Sau 4 – 5 ngày, khi luân trùng đạt mật độ 300 – 400 con/ml có thể thu hoạch định kỳ và duy trì mật độ quần thể ổn định ở mức 200 – 300 con/ml.
Copepoda được gây nuôi tự nhiên trong các ao nuôi 2.000 – 3.000 m2, độ sâu 1 – 1,2 m. Ao nuôi được cải tạo, bón vôi với lượng 5 – 7 kg mỗi 100 m2, bón phân NPK 3 – 5 kg mỗi 1.000 m2. Trong 3 ngày đầu, bổ sung cá tạp nấu chín, hòa nước tạt đều vào ao với lượng 30 kg cho mỗi 1.000 m2/lần sử dụng. Sau 7 – 10 ngày copepoda gia tăng mật độ có thể thu hoạch bằng lưới gas 68 (68 mắt lưới/cm2) làm thức ăn cho ấu trùng.
Artemia:
Nghiên cứu sử dụng nguồn Artemia (Mỹ). Artemia được ấp trong các bể composite đáy nón thể tích 500 lít có bố trí sục khí mạnh. Phương pháp ấp nở và thu theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sau 16 – 24 tiếng, thu hoạch nauplius theo quy trình nuôi thu thức ăn sống phổ biến hiện nay.
Thức ăn công nghiệp:
Nghiên cứu sử dụng thức ăn công nghiệp cho ương cá biển, sản xuất bởi INVE – Thái Lan, kích cỡ 200 – 800 µm tùy theo giai đoạn phát triển của ấu trùng cá. Thành phần dinh dưỡng cơ bản của thức ăn gồm protein > 55%, lipid > 9%, chất xơ < 1,9%, độ ẩm < 8%.

Nguồn: ST Hoàng Tuân

KỸ THUẬT CHỌN CÁ HỒNG MỸ GIỐNG

Thức ăn của Loại Cá Hồng Mỹ: Ở giai đoạn đầu, thức ăn của chúng là động vật phù du như luân trùng (Brachionus plicatilis), giáp xác chân chèo (copepoda). Khi đạt chiều dài 4 mm, ấu trùng tiếp tục ăn luân trùng và có thể tiếp tục sử dụng loại thức ăn này cho đến 30 ngày tuổi. Khi đạt chiều dài 12 mm, ấu trùng ăn copepoda (Tigriopus, Arcatia, Oithoina và Paracalanus).
Trong sản xuất giống nhân tạo, thức ăn cho ấu trùng cá hồng mỹ chủ yếu là sinh vật phù du như tảo, luân trùng, copepoda và artemia. Bên cạnh đó người ta còn sử dụng các loại thức ăn tổng hợp khi cá đạt cỡ 10 mm trở lên. Giai đoạn thương phẩm, cá được cho ăn bằng thức ăn tổng hợp có hàm lượng protein từ 40 – 45%, lipid 8 – 10% hoặc cá tạp.

Tìm hiểu thêm về cá Hồng Mỹ:

Đặc điểm sinh sản của cá Hồng Mỹ
Đặc điểm dinh dưỡng của cá Hồng Mỹ
Kỹ thuật nuôi cá Hồng Mỹ giống

MUA CON GIỐNG CÁ HỒNG MỸ Ở ĐÂU?

Công ty Thủy sản Ngọc Thủy chuyên cung cấp cá hồng mỹ với chi phí cực kỳ ưu đãi cho quý khách hàng!

Liên hệ: 0258.3838.379 – Hotline: 0972.857.957 (Mr. Tấn)